3. Các loại hạt nhựa nguyên sinh phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại nhựa nguyên sinh phổ biến như PE, PP, PET, PC, PVC,… Mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng và được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Cụ thể như:
3.1. Nhựa PE
Nhựa PE có tên đầy đủ là Polyetylen, là một loại nhựa dẻo, có cấu trúc tinh thể biến thiên như LDPE, HDPE, LLDPE. Và dĩ nhiên mỗi loại sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.
Các đặc tính vật lí:
- Có tuổi thọ cao lên đến 50 năm.
- Khả năng kết nối cao, kín, không bị rò rỉ.
- Có khả năng chịu va đập và chịu áp lực tốt.
- Có khả năng chống ăn mòn khác tốt
- Nhiệt độ nóng chảy từ 170 độ C đến 200 độ C.
Ứng dụng:
Hạt nhựa PE được ứng dụng phổ biến để làm các tem nhãn, màng bọc thực phẩm hoặc dùng sản xuất các đồ gia dụng hay linh kiện máy móc, ô tô,…
3.2. Nhựa nguyên sinh PP
PP hay còn gọi là Polypropylene, là một trong những loại nhựa phổ biến nhất hiện nay. Nhựa này có màu trong suốt, độ bền cao và được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn khi dùng.
Đặc tính vật lý:
- PP có tỉ trọng nhẹ, dẻo và có độ bền cao
- Khi để PP ngoài trời sau một thời gian dài sẽ bị lão hóa.
- Ở nhiệt độ thấp sẽ rất dễ vỡ bị phá vỡ thành các mảnh khác nhau.
- Nhựa Polypropylene có khả năng cách điện tốt.
- Nhiệt độ nóng chảy khác cao, khoảng từ 170 đến 200°C.
Ứng dụng:
Nhựa PP được được dùng để làm các sản phẩm đồ dùng hàng ngày như ly nhựa, thùng nhựa, hộp nhựa, chai lọ nhựa, các linh kiện máy lọc nước,v.v.
3.3. Hạt nhựa nguyên sinh ABS
ABS là tên viết tắt của Acrylonitri Butadien Styren, thuộc dòng nhựa có tính dẻo dai và chịu va đập tốt.
Đặc tính vật lý:
- ABS rất cứng, khả năng chịu va đập tốt và không bị giòn.
- Có khả năng cách điện tốt, không thấm nước, bền với nhiệt độ và hóa chất.
- Khi va chạm nhẹ không bị trầy xước vì độ cứng cao.
- Độ bền cao ngay cả khi tiếp xúc với nhiệt ở trong thời gian dài.
- Có thể dễ dàng trong việc phát quang hay tạo màu.
- Có khả năng chịu nhiệt cao, nhiệt độ nóng chảy từ 190 – 220 độ C.
Ứng dụng:
Nhựa nguyên sinh ABS chủ yếu được làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như ống, dụng cụ âm nhạc, lớp bảo vệ đầu hộp số, vỏ bánh răng, đầu gậy đánh Golf, đồ chơi,…
3.4. Nhựa PA
Nhựa PA là tên viết tắt của Polyamide, được xem là một loại Polymer xuất hiện cả trong tự nhiên và nhân tạo. Tương tự như PP, nhựa PA cũng thuộc dòng nhựa nguyên sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Đặc tính vật lý:
- Chịu được nhiệt độ thấp và có tính tự bôi trơn
- Độ bền cơ học cao, chống va đập và mài mòn cực tốt
- Khả năng cách điện và kháng hóa chất tốt.
- Có thể hấp thụ sốc và tiếng ồn bên ngoài.
Ứng dụng:
Hiện nay, nhựa PA được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất lưới lọc nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bình, vật dụng đựng đồ tiêu hao nồi bán dẫn, máy hút bụi điện,…
3.5. Hạt nhựa nguyên sinh POM
POM là nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật có gọi tên đầy đủ là Poly Oxy Methylene. Chúng thường có màu trắng hoặc đen, được sử dụng khi cần yêu cầu độ cứng cao, ma sát thấp và độ ổn định tuyệt vời.
Đặc tính vật lý:
- Độ bền cơ học và độ cứng cao, gần gũi hơn với kim loại
- Có sức chống chịu và chống ăn mòn cũng như chịu ma sát tốt.
- Có độ bền nhiệt cao, chịu nhiệt độ từ -50 tới 100 độ C.
- Tính bền xoắn tốt, thậm chí giữ nguyên hình ban đầu khi bỏ ngoại lực.
Ứng dụng:
Nhựa POM được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất bánh răng, lò xo, trụ, bánh xe vận động, sản xuất thiết bị điện, điện tử, công nghiệp ô tô và xe máy,v.v.
3.6. Hạt nhựa nguyên sinh PVC
PVC còn được gọi tên đầy đủ là Polyvinyl clorua. Đây là một loại nhựa không mùi và ở thể rắn, thường có dạng màu trắng hoặc không màu.
Đặc tính vật lý:
- Nhựa PVC thường ở dạng bột màu trắng hoặc bột viên.
- PVC thường được cấu tạo từ các phân tử vinyl clorua liên kết với nhau tạo thành một polymer.
- Thường được bổ sung phthalates để tăng tính mềm và linh hoạt.
- Nhựa PVC chỉ độc khi chất phụ gia, monome VC còn dư.
- Khả năng chịu va đập của nhựa PVC kém, dễ bị nứt vỡ.
- Ứng dụng:
Nhựa PVC được sử dụng làm màng bọc thực phẩm hoặc các sản phẩm khác như tủ quần áo, tủ bếp, kệ trang trí…Tuy nhiên, các sản phẩm từ nhựa PVC kém chất lượng thường chứa chất BPA cực độc hại.
3.7. Hạt nhựa nguyên sinh PET
PET là tên gọi tắt của chữ Polyethylene terephthalate. Đây là nhựa nhiệt dẻo thuộc loại nhựa Polyester, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp bao bì thực phẩm.
Đặc tính vật lý:
- Có khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao. Thậm chí khi gia đến 200 độ C hay làm lạnh ở -90 độ C thì PET vẫn giữ nguyên cấu trúc hóa học.
- Có tính chống thấm O2 và CO2 tốt hơn nhiều loại nhựa khác.
- Độ bền cơ học cao, độ cứng vững cao, có khả năng chịu lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao.
- PET không màu và trong suốt.
- Bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng, xốp, rất khó để có thể làm sạch.
- Khả năng tái chế khá rất thấp (chỉ khoảng 20%).
Ứng dụng:
Nhựa PET thường được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất bao bì đựng thực phẩm như ly nhựa, chai lọ nhựa, hộp nhựa, khay nhựa, bình nước…
3.8. Nhựa PC
PC là tên viết tắt của chữ Polycarbonate, có màu trong suốt, độ bền cao gấp 250 lần so với thủy tinh. Nhựa này được đánh giá cao về tính ổn định và dẻo dai.
Đặc tính vật lý:
- Chống thấm khí, hơi cao hơn các loại PVC và PE nhưng thấp hơn PP hay PET.
- Trong suốt, chịu được nhiệt độ cao trên 100 độ C.
- Độ bền cơ học và độ cứng vững rất cao, chống được mài mòn và không bị tác động bởi các thành phẩm của thực phẩm.
Ứng dụng:
Nhựa PC có dạng trong suốt với tính ổn định và dẻo dai cao nên thường được làm nguyên liệu chủ yếu để sản xuất chai nhựa, hộp nhựa.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nhựa nguyên sinh là gì cũng như các ứng dụng cơ bản của chúng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích để bạn biết được đâu là loại nhựa an toàn để sử dụng rồi nhé!