Giải thích tái chế là gì và có lợi ích gì đối với cuộc sống? Những loại phế liệu nào có thể tái chế lại được? Cùng bỏ túi những thông tin này ngay trong bài viết dưới nhé!
Các loại rác thải nhựa hay thủy tinh đang gây ra nhiều vấn đề về môi trường khi mà chúng cực kỳ khó phân hủy, thậm chí là phải mất thời gian hàng triệu năm. Chính vì vậy, tái chế rác được xem là phương pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường.
1. Tái chế là gì? Tại sao phải tái chế rác?
Hẳn bạn đã từng được khuyên nên lựa chọn các sản phẩm làm từ chất liệu có thể tái chế được để bảo vệ môi trường. Vậy rác tái chế là gì? Đó là quá trình biến rác thải hoặc các phế liệu thành vật liệu mới có khả năng ứng dụng để phục vụ cho con người. Phương án này đem đến nhiều lợi ích như:
- Giảm rác thải ngoài bãi rác: Có rất nhiều loại rác thải bị vứt bỏ ngoài bãi rác, ngoài môi trường. Việc tái chế rác để tạo thành vật dụng mới có thể làm giảm đi số lượng rác vứt ra ngoài môi trường.
- Giảm ô nhiễm môi trường: Rác thải vứt ra ngoài môi trường có thể gây ra mùi khó chịu, làm bùng phát ruồi nhặng, muỗi… vừa làm ô nhiễm không khí, đất, mạch nước ngầm, vừa gây hại tới sức khỏe con người. Lợi ích của việc tái chế chai nhựa hay chất liệu khác có thể giảm thiểu lượng rác tại bãi, từ đó giảm được tình trạng ô nhiễm này.
- Giảm tiêu thụ năng lượng: Tái chế rác thường sử dụng ít nguồn năng lượng hơn so với sản xuất từ nguồn nguyên liệu nguyên chất. Ví dụ tái chế nhôm giúp tiết kiệm 94% năng lượng tiêu thụ và tiết kiệm 60% năng lượng với vật liệu nhựa.
2. Tổng hợp những loại vật liệu có thể tái chế được
Tái chế rác thải mang lại nhiều lợi ích đối với cuộc sống và môi trường của chúng ta. Thế nhưng không phải rác thải nào cũng có thể tái chế lại được. Vậy những vật liệu nào được xem là rác tái chế? Theo đó, các vật dụng trong đời sống hàng ngày thường được sử dụng để tái sử dụng đa phần là ở dạng rắn, có thể kể đến các loại điển hình sau:
a. Giấy, bìa cứng
Các sản phẩm là từ giấy như báo và tạp chí, giấy bìa cứng, giấy tờ và phong bì công sở, các loại bao bì thực phẩm bằng giấy… đều có thể tái chế được. Phương pháp được xem là giúp tiết kiệm nguồn năng lượng và bảo vệ cây xanh.
Tùy vào mục đích sử dụng mà các phương pháp tái chế giấy được áp dụng để làm ra thùng carton, giấy kraft làm túi, bao thư, giấy in tạp chí, lịch, giấy trang trí, nhãn mác quần áo…
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên loại bỏ các bao bì nhựa ra khỏi các vật dụng bằng giấy trước khi đem bỏ chúng tại các thùng rác tái chế nhé.
b. Đồ nhựa
Các loại chai, lọ, ly, hộp,… bằng chất liệu nhựa mà bạn thu gom được trong quá trình hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cũng có thể được tái chế thành các đồ vật khác để ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên, số lần tái chế sẽ có giới hạn nhất định.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhựa và mức độ tái chế là khác nhau. Dựa vào đặc điểm của mỗi loại nhựa mà người ta sản xuất thành các vật dụng phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể như:
- Các sản phẩm từ nhựa PET tái sinh: Đồ nội thất, thảm làm bằng các sợi nhựa tổng hợp, dây đai để quấn pallet, chai nhựa…
- Các sản phẩm từ nhựa HDPE tái sinh: Bình sữa, chai tẩy rửa, chai dầu gội, thùng rác, túi mua sắm, chai dầu động cơ, hũ đựng sữa chua…
- Các sản phẩm từ nhựa PVC tái sinh: Sàn nhựa, dây cáp, đồ nội thất nhựa…
- Các sản phẩm từ nhựa LDPE tái sinh: Thùng rác nhựa, thùng ủ nhựa, bao bì nhựa, tấm nhựa làm biển quảng cáo…
- Các sản phẩm làm từ nhựa PP tái sinh: đèn tín hiệu, dây cáp ắc quy, chổi quét, hộp đựng thức ăn mang đi, thùng nhựa, đũa nhựa, khay nhựa,…
- Nhựa PS có thể tái chế thành các sản phẩm: Vật liệu cách nhiệt, vỉ đựng trứng, thước kẻ, bao bì xốp, hộp đựng thức ăn mang đi,…
c. Thủy tinh
Hiểu tái chế là gì, bạn cũng có thể áp dụng nó với thủy tinh. Thủy tinh dùng trong công nghiệp đóng gói thực phẩm như chai lọ uống nước, hộp đựng thực phẩm, ly thủy tinh… có thể tái chế vô số lần mà vẫn đảm bảo được các đặc tính ưu việt của nó.
Do đó, với các loại chai lọ, ly cốc thủy tinh sau khi rơi vỡ thì bạn có thể thu gom lại để bắt đầu quá trình tái chế. Sau khi thủy tinh được tái sinh, nó sẽ được dùng để tạo ra chai lọ, bình, thùng chứa nước,… Hoặc thậm chí được sử dụng thay thế cát trong nhiều ứng dụng công nghiệp xây dựng.
d. Vật dụng kim loại
Các loại vật dụng làm bằng chất liệu kim loại như: nhôm, thiếc, đồng thau, chì, kẽm… cũng có thể xếp vào nhóm rác tái chế. Chúng được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm như lon nước, xoong nồi, thiết bị điện tử,v.v.
Ngoài kim loại, các loại điện thoại máy tính, thiết bị điện, vải, trang phục hoặc các đồ nội thất… cũng đang được tái chế để dùng lại, hạn chế rác thải bảo vệ môi trường.
3. Một số cách tái chế rác tại nhà siêu đơn giản
Đôi lúc chúng ta không biết định nghĩa tái chế là gì, nhưng lại có thể hô biến các đồ vật đã qua sử dụng thành các vật dụng handmade có ích hơn. Điều này giúp kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm để hạn chế rác thải góp phần bảo vệ môi trường.
a. Vỏ chai nhựa
Các loại chai nhựa PET dùng 1 lần sau khi sử dụng xong, bạn đừng vội vứt bỏ chúng mà hãy biến tấu thành các đồ dùng như chậu cây, lọ cắm hoa xinh xắn. Cách tái chế rác thải nhựa đơn giản chỉ với các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị chai nhựa cũ, các dụng cụ khác như kéo, dao, máy cắt hộp, cọ sơn, bút vẽ, cây nhỏ.
- Bước 2: Dùng máy hoặc dao chọc khe trong chai. Sau đó, cắt chai bằng kéo.
- Bước 3: Sử dụng máy cắt hộp tạo các lỗ thoát nước nhỏ ở đáy chai. Sau đó dùng cọ vẽ các hình ảnh lên bên ngoài chai sao cho sinh động. Cuối cùng để khô, cho đất vào và trồng cây là xong.
Ngoài chậu cây hay lọ hoa, bạn cũng có thể sáng tạo các vỏ chai nhựa cũ thành các đồ vật khác như kệ sách, xe đồ chơi, lồng đèn, khay đựng trang sức,… Nếu chưa biết cách làm, có nhiều hướng dẫn trên internet cho bạn tham khảo đấy!
b. Cách tái chế rác chai lọ thủy tinh
Những chiếc chai lọ thủy tinh có độ bền cao, nếu bạn sáng tạo thêm một chút là sẽ tạo ra những vật dụng bắt mắt làm điểm nhấn cho ngôi nhà của mình. Và đặc biệt là bạn có thể tái chế nhiều lần. Ví dụ như:
- Bình hoa: Bạn có thể sơn lên chai thủy tinh màu sắc yêu thích, vẽ các hình ảnh ngộ nghĩnh tùy thích. Sau đó chỉ cần đổ nước và cắm hoa vào làm đẹp cho ngôi nhà, góc làm việc của mình.
- Đèn treo trần: Dùng máy khoan 1 lỗ dưới đáy chai rồi luồn dây điện vào trong rồi lắp đèn vào. Đảm bảo bạn sẽ có một chiếc đèn treo lung linh huyền ảo rồi nhé.
- Chậu cây cảnh: Cắt đôi chai thủy tinh ra. Tiếp theo bạn đổ đất vào phần đầu của chai rồi trồng cây vào đó. Cuối cùng đổ nước vào phần đuôi chai và đặt phần đầu đã trồng cây lên đó. Vừa đẹp mà lại giúp cây luôn có nước để phát triển.
c. Ống hút nhựa
Ống hút nhựa là vật được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng cà phê, trà sữa. Tuy nhiên, nó chỉ sử dụng 1 lần và rất khó phân hủy. Thế nên, bạn có thể lưu ngay một số ý tưởng tạo nên các sản phẩm tái chế từ ống hút sau:
- + Khung ảnh hoặc gương: Cắt một tấm bìa cứng thành hình dạng khung ảnh. Tiếp theo cắt tỉa ống hút theo kích thước dài ngắn khác nhau. Sau đó, dán ống hút vào tấm bìa vừa cắt bằng súng bắn keo. Cuối cùng, dán hình lên khung và đem trang trí là được.
- + Làm cây thông noel: Cắt ống hút thành nhiều đoạn với độ dài khác nhau. Tiếp đến, dùng súng bắn keo dính ống hút lên thân, dán theo hình tán cây thông. Cuối cùng, phủ đèn trang trí lên cây thông là có đồ trang trí cho phòng ngủ rồi.
- + Tái chế ống hút nhựa thành hộp đựng bút: Bạn chỉ việc ghép và dán những ống hút xung quanh một lon nước hoặc ly thủy tinh cũ. Sau đó dùng dây ruy băng để tạo thành một chiếc nơ xinh đẹp để đựng bút và các vật dụng nhỏ xinh khác.
d. Cách làm các sản phẩm tái chế từ lốp xe
Lốp xe vẫn có thể tái chế được bằng phương pháp công nghiệp nhưng nó lại thải ra rất nhiều chất bẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chính vì thế, cách tái chế an toàn nhất là tái sử dụng lại chúng để làm thành các vật dụng mới phục vụ cho các mục đích khác.
Lời khuyên tốt nhất là bạn tô lên chiếc lốp xe cũ những màu sắc nổi bật kết hợp thêm vài phụ kiện xinh xắn. Sau đó sáng tạo chúng thành những đồ dùng hữu ích như làm giường nằm cho thú cưng, làm ghế đọc sách hoặc làm vườn treo cây cảnh…
Như vậy, với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được tái chế là gì rồi phải không nào. Đồng thời note lại được những ý tưởng độc đáo để tái chế các đồ vật cũ thành những vật dụng hữu ích góp phần tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác hại xấu đến môi trường.